Một số điều cần chú ý khi xây dựng nội dung fanpage

0

Tôi không phải là “chuyên ra” về facebook, nên chắc chắn sẽ không quá lấn sân sang “địa bàn” của các “chuyên ra”, đơn giản bài viết này ra đời để chia sẻ và học hỏi cho quãng đời làm “Cóp-py-zai-tơ”. Do đó, bài viết là cái nhìn có thể không toàn diện, nhưng chắc chắn sẽ mặt nào giúp những ai đang cần – ít nhất là với mình – mình đang cần 1 chủ đề để VIẾT.

Xây dựng nội dung fanpage? Có quan trọng không nhỉ? Mấy cái nội dung đăng “sờ-tây-tớt” mà cũng phải xây dựng sao, ghê nhỉ? Mấy cái đó là cho vui ấy mà? Chời, ai mà chả làm được, giờ “phây-bút” đứa lên 3 còn biết, chỉ mỗi tội nó không được quyền đăng kí mà thôi….

Vâng, xây dựng nội dung nói chung và xây dựng nội dung cho fanpage nói riêng cần những gì, xây dựng ra sao, cách thứ thế nào để tạo nên sự khác biệt thì ở bài trước tôi cũng đã nói sơ qua Xây dựng nội dung – cần có sự khác biệt”. Cho nên ở bài này, tôi sẽ không nói lại, hơn nữa, mỗi người sẽ có bí kíp và tài “chém gió” thần thánh riêng (còn hiệu quả thì… ai mà biết), mà tôi chỉ viết 1 vài chú ý khi xây dựng nội dung cho “kênh” này, đặc biệt là dành cho những doanh nghiệp nho nhỏ cho đến… nhỏ.  

1. Bạn xây dựng fanpage làm gì?

Câu hỏi hơi thừa và nghe có vẻ hơn “ngơ”, nhưng vẫn phải hỏi, thậm chí đầy nghiêm túc.

Bạn xây dựng fanpage để kéo traffic về website chính, để bán hàng trực tiếp trên fanpage, để quảng bá thương hiệu, để mời gọi khách hàng, để làm cổng giao tiếp trao đổi chính với thành viên quan tâm hoặc để… làm tất cả những việc đó. Có rất nhiều câu trả lời, do đó, bạn cần biết mình muốn gì trước tiên để có thể xây dựng nội dung cho phù hợp. Nó sẽ giúp bạn “thông” cống trong não với hàng tá câu hỏi “nên làm sao cho đúng, cho hiệu quả?”…

2. Đây là kênh chính hay chỉ là vệ tinh?

Bạn chọn fanpage là kênh quảng cáo chính, hay chỉ là phụ, hoặc là phụ của phụ… Bạn cần xác định điều này để có thể phân chia thời gian đầu tư cho fanpage một cách hợp lý và hữu ích nhất. Vì ai cũng phân chia công việc theo độ ưu tiên, từ chính đến phụ đến phụ của phụ và phụ phụ phụ…

3. Bạn có kiên nhẫn không?

Như đã nhắc ở điểm 2, thì vấn đề thứ 3 này càng nhấn mạnh hơn đến mức “mất thời gian”. Fanpage nói riêng và truyền thông online nói chung, là để các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn hoặc thậm chí không có kinh phí chi những khoản cho quảng cáo vẫn “ung dung” tiến lên. Tuy nhiên không phải cái gì cũng là… miễn phí. Không cái gì là miễn phí cả, các bạn nên nhớ như thế. Bạn không phải bỏ chi phí này thì bạn phải bỏ công sức ra, bằng cách quy đổi này hay cách quy đổi khác, tất cả chúng đều là phí cả.

Và khi đã quyết định làm, liệu bạn có dành đủ thời gian để xây dựng nội dung cho fanpage mình đàng hoàng không? Và bạn có thể tiếp tục nó lâu dài hay chỉ chớp nhoáng? Nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nội dung fanpage của bạn đó.

4. Bạn có là người nhanh nhạy thông tin?

Nếu là người nhanh nhạy thông tin, thậm chí chỉ là khả năng tìm kiếm tin hot để rồi “copy-past” cũng sẽ “ưu tú” hơn. Tin hot, hấp dẫn, nhiều người quan tâm… có nghĩa là nội dung của bạn có thể tạo được hiệu ứng viral cao (dù không phải tin hot nào cũng là tin có thể tạo nên nội dung chất lượng).

5. Bạn có thường xuyên theo dõi tương tác không?

Thường xuyên theo dõi tương tác giúp bạn nắm bắt được thói quen của người dùng, nắm được thời điểm tương tác cao, nắm được sở thích về nội dung của người dùng… Theo đó bạn sẽ có kế hoạch xây dựng nội dung hấp dẫn, mới mẻ hơn.

6. Cách trao đổi của bạn với thành viên (fans) như thế nào?

Bạn đóng vai trò người chia sẻ thông tin (nội dung), bạn cùng trao đổi, tranh luận với họ hay luôn lăm le tìm cách bảo vể sản phẩm của mình 1 cách mù quáng? Nếu biết tận dụng, những cuộc trao dổi thế này sẽ trở thành những nội dung rất “hốt” đấy, mà còn tăng sự gần gũi và tương tác cao với thành viên.

7. Bạn có từng lâm vào cảnh: “hỗn chiến” với thành viên?

“Hỗn chiến” nghe hơi ghê, nhưng vậy mới phê. Đó là những cuộc tranh luận nảy lửa, những “khiếu kiện” trong thể lệ các cuộc thi, những tin đồn không mấy “thơm tho” cho thương hiệu bị thành viên chất vấn… Tất cả đều có thể xảy ra, vì thế giới mạng là thế giới của những… anh hùng bản phím đầy nguy hiểm. Do đó, để giảm tối thiểu những vấn đề này, bạn hãy làm việc cẩn thận, nghĩa là quá trình xây dựng nội dung nên tỉ mỉ, nói phải có sách mách phải có chứng, chứ đừng bảo thành viên cái kiểu “cứ dùng sản phẩm của tôi đi rồi bạn sẽ biết”, hay “bạn đã dùng san phẩm của tôi chưa mà phán thế”, hoặc là “chúng tôi cam đoan, chúng tôi uy tín”…. Bạn nhớ rằng, bạn đang dùng bàn phím để “chinh chiến” và nói chuyện với nhau, nên đừng dùng những lời lẽ xuồng xã như thế, hãy tạo niềm tin dần dần, hãy cho mọi người thấy là bạn “thật”, bạn nhiệt thành. Còn bằng cách nào ư? Chính là những gì mà bạn đã post lên page của mình đấy thôi!

Trần Lâm

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: