Thất nghiệp, nên làm gì?

0

Nhiều người sẽ thấy lạ. Đã bảo thất nghiệp rồi còn “làm cái qq gì?”. Nhưng chính vì “qq” đó mà bạn phải biết mình nên làm gì? Và khi nói về thất nghiệp thì mình tự tin lắm. Mình từng có biệt danh “thất nghiệp bền vững” mà.

“Hãy biến thất  nghiệp thành cơ hội để bạn khám phá thêm nhiều thứ mà những khi bạn bù đầu vào việc không hề nhận ra!”

1. Học, học nữa, nhưng đừng để… hộc máu
Đây là điều mà có lẽ các bạn thấy nhan nhản, ai cũng nói về điều này. À, chắc vì nó đúng, nên không thể thiếu được. Thất nghiệp không có tiền đi học thì học trên mạng, giờ cái gì chả có trên mạng, quan trọng là bạn chịu học hay không. Mà ngay cả việc “chăm” lướt phây mà biết cách cũng là cách học tốt. Đọc bài viết của những người đi trước, các chuyên gia ngành mà mình quan tâm. Nhưng, nhìn thằng nào thất nghiệp mà suốt ngày “phây” cũng ngứa mắt, ứa gan lắm.
2. Làm mọi việc

Bạn đừng nghĩ, thất nghiệp là sẽ … đói. Ngược lại, thất nghiệp là lúc bạn khám phá ra bản thân có thể kiếm tiền cũng không đến nỗi tệ và nhiều khả năng khác nữa. Thường thì thu nhập khi thất nghiệp sẽ gấp vài lần thu nhập khi bạn làm công ăn lương. Ai không tin thử đi sẽ biết.
Nhưng làm được điều đó, bạn hãy thử sức mình trong mọi việc. Thất nghiệp, nghĩa là bạn chẳng còn lo lắng chuyên môn này nọ, chả sợ đánh giá cấp trên hay ỉ ôi cấp dưới. Thất nghiệp đồng nghĩa với tự do. Bạn có thể bắt đầu tham gia những công việc mình thích nhưng chưa có khả năng hay cơ hội để thử. Với mình, từ 1 BTV sách mình bắt đầu chuỗi ngày với những công việc khác như chụp ảnh sự kiện, viết báo, viết quảng cáo, dịch sách, hợp tác xuất bản, xây dựng nhóm dịch riêng đi “đâm thuê chém mướn” các nơi, bán hàng qua mạng, chơi MMO… Và sau đó mình phát hiện ra, mình có thể làm được rất nhiều thứ. Từ 1 nhân viên chẳng biết cái tong đơ gì, mình bắt đầu quản lý dự án riêng, “đi khách”, tìm kiếm nhân sự, quản lý và tính toán chi phí… toàn những việc mới tuốt.
Tuy vậy, đến giờ mình vẫn hối tiếc là chưa trải nghiệm 1 số việc như: bán vé số dạo, bán khoai lang nướng, làm xe ôm, phụ quán… Nói một cách hoàn toàn nghiêm túc. Căn bản là tính mình thích trải nghiệm, chứ chả nề hà.

“Cứ trải nghiệm những gì mình thích!”

3. Học Anh văn
Đây là điểm yếu nhất của mình. Đi học rồi bỏ, bỏ rồi lại học. Chả biết mấy lần, rồi cuối cùng chả ra ngô khoai gì. Tiếng Anh vẫn ngu như ngày nào. Giờ mình còn tiếc. Giỏi tiếng Anh có lợi lắm, nhất là để tìm kiếm 1 vị trí công việc tốt trong 1 công ty to. Nếu thích vì danh tiếng. Lúc đó mình có ít tiếng Hoa, mà tiếng Hoa hồi đó cũng bị hắt hủi lắm, chỉ mỗi được cái giá thành dịch cao hơn tiếng Anh 1 bậc mà thôi. Ahihi…
4. Làm dự án riêng
Nói chung khi thất nghiệp mình mới có thời gian học hỏi và làm những dự án riêng của bản thân. Nhiều thứ mà sau này là nơi mà mình có thể dựa vào, giúp mình “đẻ tiền” mỗi khi thất nghiệp. Mình nghĩ cái này cũng quan trọng, bỏi trong lúc thất nghiệp bạn đừng nghĩ là làm gì chỉ để đối phó với hoàn cảnh này, mà nên nghĩ là mình phải xây dựng cái gì để khi tái diễn mình vẫn sống khỏe. Nhờ những dự án này mà mình phát triển quan hệ kha khá, đem đến cho mình “nguồn lợi” rất lớn về sau.
5. Đi phỏng vấn có chọn lọc
Thường khi người ta thất nghiệp sẽ lao ào ào đi tìm các công ty để phỏng vấn, mong có công việc để làm. Mình không nghĩ đó là ý tưởng hay. Đó là lúc bạn phải chọn lọc, đánh giá lại năng lực bản thân, bồi bổ kiến thức và đánh giá xem công việc đó thế nào với mình. (Khác với việc mình “nghiện” đi phỏng vấn ở bài trước). Bởi bạn biết rằng khi bạn chuẩn bị tâm lý đi phỏng vấn với mục đích làm sao để có việc bạn sẽ phải mất thời gian khá nhiều: chuẩn bị hồ sơ, tâm lý lo lắng, chưa kể các nhà tuyển dụng sẽ hẹn giờ lỡ cỡ nhiều khi phỏng vấn 30 phút thì bạn mất cả buổi.
6. Lấy vợ/chồng
Bỏ 5 điều trên đi, tập trung vào điều này nè. Các bạn đừng nghĩ đây là câu nói đùa. Lấy vợ/ chồng có công việc ổn định là bạn tha hồ được thất nghiệp bền vững. Lúc đó rảnh rang tìm kiếm và không bị áp lực chọn nghề, thậm chí phát triển sự nghiệp cá nhân hoành tráng chớ.
Chúc các bạn thất nghiệp có quan điểm và thất nghiệp bền vững thành công!

Trần Lâm

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: