Nghề biên tập sách – những điều bạn chưa biết

0

Khi nhắc đến biên tập sách, nhiều người luôn nghĩ công việc này chỉ là sửa câu từ, chính tả trong bản thảo, giúp bản thảo trọn vẹn hơn. Nhưng không, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong một quy trình rộng hơn, hôm nay mình sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về công việc biên tập sách nhé.

1.  Đánh giá bản thảo

Biên tập viên sẽ là người đánh giá chất lượng bản thảo: tốt hay chưa tốt, còn thiếu phần nào, giữa các chương mục cân xứng chưa, đã có điểm nhấn, điểm thu hút chưa, liệu với nội dung ấy có thật sự thu hút được bạn đọc?

2.  Hoàn thiện khung bản thảo

Biên tập viên là người tiếp nhận bản thảo và có trách nhiệm hoàn thiện bản thảo trước khi đưa qua các bộ phận khác như thiết kế, dàn trang, đọc morat. Do đó, đây được xem là khâu cực kỳ quan trọng giúp bản thảo thật sự hoàn chỉnh hay chưa. Bằng kinh nghiệm của mình, biên tập viên sẽ biết cách sắp xếp một bản thảo thành hình và tạo nên cái khung hoàn chỉnh cho quyển sách.

3. Trao đổi trực tiếp với tác giả, dịch giả

Là người trực tiếp làm việc với tác giả, dịch giả, biên tập viên sách sẽ trao đổi về bản dịch, những chỗ còn chưa hợp lý, những thông tin sai sót cần hiệu đính; hoặc họ có thể tư vấn thêm cho tác giả về độ dài, về những chương đoạn cao trào, về tính hợp lý, logic của nội dung quyển sách.

Nhiều trường hợp, biên tập viên sách có thể đề nghị tác giả bỏ chương này và viết thêm chương khác, gợi ý cho tác giả thêm vấn đề để bổ sung giúp quyển sách cân đối, có điểm nhấn hơn.

4. Hoàn thiện bản thảo

Bằng kỹ năng, kinh nghiệm, biên tập viên sẽ giúp bản thảo hoàn thiện. Giai đoạn này được xem là giai đoạn ‘tỉa’ cho bản thảo đẹp hơn, gần gũi hơn theo từng nhóm độc giả mà quyển sách hướng tới. Nhiều trường hợp, biên tập viên phải dùng khả năng ngôn ngữ của mình để diễn đạt lại ý của tác giả cho dễ hiểu hơn, nghĩa là một số trường hợp đặc biệt, người biên tập chính là người viết lại quyển sách từ những thông tin mà tác giả đưa ra.

5. Đầu mối liên hệ với các bộ phận khác

Công việc biên tập sách sẽ gắn liền với các bộ phận khác, là đầu mối và hầu như tham gia trong một quy trình để quyển sách đến tay bạn đọc. Người làm biên tập sách sẽ kết nối cùng bộ phận thiết kế để thiết kế bìa sách sao cho thể hiện được ‘ý – tứ’ của quyển sách, tiếp theo sẽ kết nối với phòng truyền thông marketing và bán hàng để đưa thông điệp nội dung quyển sách đến tay bạn đọc. Khi sách xuất bản, tiếp nhận phản hồi từ độc giả biên tập viên có thể sẽ có những chỉnh lý lại những thiếu sót (nếu có) cho lần in tái bản tiếp theo.

Chưa hết, trong nhiều công ty sách thì bộ phận biên tập còn có thể đảm nhiệm các công việc như: khai thác bản thảo, liên hệ bản quyền nhằm đưa những đầu sách hay đến bạn đọc.

Như vậy đấy, công việc biên tập sách giống như một phần xương sống, một chuỗi liên kết liền mạch trong một đơn vị xuất bản.

Trần Lâm/ Nguồn: Vietsach.vn

Thông tin liên hệ Viết Sách – Dịch vụ viết sách chuyên nghiệp:
DT: 0903746399 (Mr. Trần Lâm)
Email: ladintran@gmail.com

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: