Ứng viên có được “đánh giá” hay “chọn lựa” nhà tuyển dụng không?

0

Mình biết, khi nói về vấn đề này hẳn sẽ có nhiều quan điểm khác nhau (mà đời thì có bao giờ không có chuyện đấy đâu). Với bản thân mình, 1 kẻ từng có thời gian chinh chiến trong 1 tháng đi PV gần 30 nơi, có những ngày lịch PV của mình kín luôn, nghĩa là mình phải sắp xếp để đến cao điểm là 3 cuộc PV trong 1 ngày. Thật sự để làm được điều đó cũng “gian nan” lắm, sau khi nhận cuộc đầu tiên thì không vấn đề gì, nhưng đến cuộc thứ 3 thì phải xin nhà tuyển dụng dời lịch để chạy sô cho kịp.

Ảnh: internet
Ảnh: internet

Không phải khoe chứ mình có thành tích “thất nghiệp cố hữu”, đến nỗi mà có 1 thời gian mình lập hẳn 1 trang web về chuyện thất nghiệp (giờ bỏ rồi đừng ai hỏi).

Mình lan man thế để mọi người thấy rằng, mình là 1 thằng thất nghiệp chính hiệu, nên việc được đi PV là mình khoái lắm.

Sau khi đi học 1 năm về, mình có ý định đổi nghề, muốn làm cái gì nó tăng động hơn chút cái công việc cũ. Thế là mang CV đi rải, đâu tuyển là rải tuốt, mà đâu gọi cũng đi. Bất chấp. Ban đầu cũng nghĩ, nên lựa chọn để đỡ tốn thời gian cho cả mình và nhà tuyển dụng. Nhưng sau 2-3 lần đi PV, mình bị nghiện. Nghiện đi PV. Ban đầu thay vì ngồi trả lời các nhà tuyển dụng, thì sau mình bắt đầu phản biện và rất chăm chú quan sát người đang PV mình. Mỗi người một phong cách, 1 cách PV khác nhau, có những người trong quá trình nói chuyện rất ngưỡng mộ nhưng cũng có những người hỏi mà không muốn trả lời. Mình thích thú với những buổi PV vì mình dần cảm thấy mình học được rất nhiều điều trong những cuộc PV ấy. Một điều mà bạn không lưu tâm là: bạn sẽ có khả năng gặp được rất nhiều CEO và có “cạc-vi-sít” của họ, thậm chí mình còn thu được vài mối quan hệ sau những buổi PV ấy (dù không làm việc).

Có 1 lần, 1 cty lớn ở VN có gọi mình, em nhân sự có lẽ còn non, nên trong điện thoại sau khi bị mình “vần” chỉ về việc cuối cùng là bên đó đang “tuyển vị trí nào?”. Nhưng rồi mình cũng đến. Đến rồi thì vợ lẽ ra, công ty hoành tráng quá mà phòng nhân sự chán không kém. Sau khi gặp em nhân sự gọi điện hôm trc thì đến lúc gặp sếp (có lẽ thế), thì sếp cũng ấp úng không khác gì em kia. Hỏi tới hỏi lui, mình chốt 1 câu “vậy rốt cuộc bên chị tuyển vị trí nào ạ?”. Chị ấy cũng bần thần rồi bảo, bên chị tuyển nhiều vị trí lắm, thế rồi giới thiệu 1 vị trí tréo ngoe, mình bảo em không làm vị trí đó được, thì chị ấy bảo, vậy cứ để chị lưu hồ sơ của em khi nào có chị gọi. Mình từ tốn đứng dậy chào chị và không quên “cho em xin lại bộ hồ sơ”.

Kết quả, 1 tháng trời mình không tìm được công ty để làm việc. Nhấn mạnh lại là “không tìm được công ty để làm việc”, vì các công ty nhận thì lương quá thấp (với số lương đó mình chỉ cần làm freelance trong chưa tới 1 tuần), còn công ty cao hơn chút thì không thấy được cơ hội để học hỏi thêm. Dĩ nhiên, quan điểm mỗi ứng viên mỗi giai đoạn mỗi khác. Đó là bạn ưu tiên chuyện gì? Lương hay cơ hội phát triển?

Cuối cùng, mình quyết định cho bản thân thất nghiệp. Chắc cũng cả năm trời, trước khi quyết định chọn vào 1 công ty khác mà sau đó mình cho đó là 1 ngã rẽ mà mình đi đến bây giờ.

Mình nói điều đó chỉ để chia sẻ rằng, ứng viên và nhà tuyển dụng ngoài việc hợp tác 2 bên cùng có lợi thì còn có chữ duyên nữa (chứ đừng nói chuyện kiểu tôi trả lương cho anh, anh phải làm cho tôi, nếu nói vậy ứng viên cũng nói lại: tôi bán sức lao động thì tôi nhận thù lao thôi). Và cuộc chiến không hồi kết.

Chắc có người sẽ hỏi, vậy trong 1 năm đó sống bằng gì? Khi bạn thất nghiệp bạn sẽ cách để kiếm tiền mà. Nhà tuyển dụng mong muốn tìm được ứng viên, và dĩ nhiên ứng viên cũng được quyển cân nhắc và chọn lựa nơi mình sẽ đầu quân mà. Đúng không?

Trần Lâm

 

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: