Học giỏi, ra trường thất nghiệp. Chuyện thường!

0

Chuyện sinh viên ra trường thất nghiệp ở Việt Nam chẳng phải là chuyện gì xa lạ, mà ngay cả sinh viên giỏi ra trường vẫn phải về quê cuộc đất cũng là chuyện thường thấy.

Mấy nay đọc báo, cứ thấy thông tin em sinh viên A học giỏi, hạng ưu, thủ khoa đầu ra đầu vào vẫn thất nghiệp 3 tháng nay sau khi ra trường. Đâu đó lại có hình ảnh một ông bố trẻ mới ra trường không xin được việc phải xách bảng đứng đường xin việc đôi khi thấy xót xót cho những lứa thanh niên nuôi mộng bám con chữ để đổi đời.

Chả thế sao, khi khuyên con cái học hành chăm chỉ ai cũng bám lấy lý do ấy: học cho giỏi để có cái nghề, làm ông này bà nọ, không học thì đi khuân vác, làm công nhân chả bao giờ khá được… Đại loại thế.

Nhưng chẳng ai biết rằng, địa học mở ra như nấm, sinh viên tốt nghiệp có bằng đại học chắc chẳng bao lâu nữa sẽ “phổ cập” như dạng chống mù chữ 99% vậy.

Vẫn có một thực tế mà không ai chịu nhận ra là, trường học chỉ có thể mang cơ hội đến cho mỗi chúng ta khi biết thích ứng và thật sự nắm bắt được cơ hội. Vậy cơ hội đó nằm ở đâu?

Hoc gioi, ra truong that nghiep, chuyen thuong

Trường học chỉ là lý thuyết, trong khi đi làm việc các công ty chỉ cần làm được việc, giờ thậm chí nhiều công ty cũng chẳng quan trọng vấn đề bằng cấp. Mà nhiều công ty cũng trái khoáy lắm cơ, sinh viên vừa ra trường khi nộp đơn xin việc, dù biết rồi nhưng vẫn luôn có câu: chúng tôi cần người có kinh nghiệm. Thế kinh nghiệm đó ở đâu khi vừa tốt nghiệp chưa đi làm ở đâu? Đã bao giờ bạn tự hỏi là, trong quãng đời sinh viên bạn đã đi làm thêm nững công việc gì chưa? Bạn có dám vào những công ty làm việc không lương để học hỏi và lấy “kinh nghiệm”? Rất đông những bạn sinh viên ngày nay năng động, họ đã giải được bài toán đó, tuy nhiên tính ra so với phần tram tổng thể thì chắc chẳng thấm vào đâu. Vậy ai nên có trách nhiệm này? Chính là nhà trường – nơi đào tạo các em, cần có một định hướng nghề nghiệp rõ rang mang tính chiến lược. Nhưng chẳng mấy trường làm được. Cái họ làm cũng chỉ là ở mức độ tổ chức hội thảo nghề nghiệp, gửi đi thực tập này nọ… Điều đó cũng tốt nhưng chưa đủ.

Bởi vì sinh viên, họ cần biết ngành mình học ra trường có thể làm những việc gì, ở đâu, hoặc cần đầu tư gì thêm để có thể xin được việc. Đó là định hướng ban đầu, còn phần sau đó sẽ thuộc về sinh viên. Bạn cần xác định bạn thích gì, muốn gì, nếu chưa xác định được thì có thể thử, vì để tìm được một công việc đúng sở thích thì phải có thời gian trải nghiệm. Mà thời gian thì phải… từ từ.

Không nói đến các vấn đề tiêu cực, mua ghế này nọ… thì việc giải quyết đầu ra cho sinh viên ra trường là điều mà không phải trường nào cũng làm, hoặc giả có nhìn thấy đấy nhưng không làm đâu.

Nên dẫu bạn có cầm tấm bằng đại học hạng ưu ra trường thì cũng chẳng nằm ngoài nguy cơ thất nghiệp. Và còn nhiều lý do nữa mình sẽ viết dần dần vậy.

2015- TL
Ảnh: internet

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: