Cứ nói xấu sếp, nếu thích, sao phải sợ?

0

Bạn làm việc qua bao nhiêu công ty? Nhận xét của bạn về từng sếp thế nào? Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ ngồi nhận xét một cách khách quan một cách nghiêm túc về những sếp của mình, chứ không phải là những cuộc “trà chanh chém gió” đâu đó.

Nhiều người e dè thì có thể trả lời rằng: À, ờ, sếp cũng tốt, cũng có cái nhìn sâu sắc về thị trường nhưng đôi khi hơi bảo thủ. Hay: Ờ, sếp mình là số 1, quá giỏi luôn. Vậy nhưng nếu bạn đi xin việc, mà bị người phỏng vấn hỏi thì bạn sẽ trả lời thế nào? Nhiều người thật thà thì nói tất tần tật, nhiều người giữ kẽ thì ậm ờ cho qua. Bởi nếu sếp tốt, giỏi thì dễ nói, còn sếp hơi có “chứng” thì nói ra lại sợ mang tiếng ní xấu sếp.

Đó là chuyện khi phỏng vấn xin việc, nghĩa là có một chút áp lực không lường trước được phản ứng của nhà tuyển dụng, hoặc nhà tuyển dụng đang muốn “thử thách” chúng ta. Nhưng nếu chẳng có nhà tuyển dụng nào, mà yêu cầu bạn nhìn nhận và đánh giá về sếp thì bạn sẽ nói thế nào?

sep ban la ai-ngheviet

Theo tôi, sếp – dù tốt hay xấu, dù giỏi hay không, dù thành công hay thất bại, thì chúng ta đều sẽ học được một điều gì đó trong suốt thời gian làm việc.

Sếp giỏi, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều, về cách nhìn, cách quản lý, hay đơn giản là đối nhân xử thế.

Sếp thành công, bạn sẽ học hỏi được những câu chuyện thành công của sếp, học được cách đi lên từ hai bàn tay trắng chẳng hạn.

Nhưng sếp thất bại, sẽ cho bạn nhiều bài học hơn nữa, cho bạn biết vì sao họ thất bại, cái nhìn về thị trường, quản lý, tầm nhìn và khả năng vực dậy của công ty? Đặc biệt là cách mà bạn học được đó là làm thế nào nếu mình cũng rơi vào trường hợp ấy.

Tuy nhiên, hiện nay theo tôi, vấn đề thường được bàn tán nóng hổi nhất của các bạn nhân viên, trong các buổi trà chanh chém gió là một hình mẫu sếp khác – Sếp hắc ám. Chúng ta sẽ nghe đủ kiểu những câu đại loại như:

– Bà đó tham quá, cái gì cũng muốn nhảy dô rồi chả làm được gì.
– Thàng cha đó chỉ biết bóc lột sức lao động, làm việc đến 9-10h tối mà lúc nào cái mặt cũng cau có.
– Ê, bà sếp mày còn giao cho mày làm mấy công việc trời ơi đất hỡi nữa không.
– Mấy ông bà ấy tưởng mình là ai chứ, trả lương thấp mà cái gì cũng muốn mình làm, đúng là tiền thì ít mà thích hít đồ thơm.

Đại loại vậy đấy, bị o ép, lương ít làm việc nhiều, bắt nhân viên ôm đồm tất cả… Nhưng rồi một ngày nào đó, bạn chuyển sang một công ty khác, hôm đó có việc cần rất gấp, một việc nào đó mà cả công ty chưa ai có kinh nghiệm, và bạn sực nhớ là ở công ty cũ bạn thường hay bị sếp ép làm, bạn hiểu rất rõ nó. Ô, thế là bạn thành ngôi sao đấy. Chả phải lúc ấy, đó là cơ hội thăng tiến cho bạn hay sao, là cơ hội bạn tỏa sang đó sao.

Hay khi bạn bị làm trong môi trường đầy áp lực, một lần đi phỏng vấn công ty khác, người phỏng vấn hỏi: Em có làm được việc trong môi trường áp lực không, bên anh trả lương cao lắm nhưng cũng áp lực lắm.

Nếu bạn trả lời trót lọt và còn thêm dẫn chứng hàng loạt công việc bạn làm, những áp lực bạn trải qua, chẳng phải bạn sẽ vượt qua màn phỏng vấn đó sao?

Chuyện gì cũng có cái giá của nó cả, bởi vậy, hãy cứ NÓI XẤU SẾP trong những cuộc trà chanh chém gió nếu thích, còn không, cũng đừng quên họ vì họ cũng giúp bạn trưởng thành và cứng cáp hơn dù đó là gì chăng nữa.

À, nhưng mà mình ghét nhất câu nói này: “Sếp là người tạo công ăn việc làm cho nhân viên, không có sếp thì chúng ta chết đói và thất nghiệp đấy”. Đơn giản vì, sếp tạo công ăn việc làm, thì chúng ta cũng làm việc bán sức lao động đổi lại, chúng ta không phải nhận không của ai cả, miễn chúng ta có niềm say mê với công việc, với công ty. Thế thôi.

Trần Lâm/ Ảnh: internet

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: