“Đêm nay con có mơ không?”, trang viết cho những người tha hương

0

“Đêm nay con có mơ không?” không phải những mảnh ghép để có thể giúp bạn tưởng tượng hoặc mơ hồ tưởng tượng ra một bức tranh rộng lớn về cuộc sống. Nhưng hơn thế, quyển tạp bút mang đến cho bạn sống với những trường cảm xúc không chỉ của quá khứ, hiện tại mà còn cả những vệt màu của tương lai.

Trước hết mình nói chút về tựa sách “Đêm nay con có mơ không?”, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là một quyển sách dành cho…con. Cũng phần đúng, nhưng quyển sách này dành cho cả gia đình, cho cả những đứa con tha hương. Ở đó là những câu chuyện của cha mẹ, con cái, từ những cảm xúc về quê xa của đứa con tha hương đến nỗi nhớ ông bà. Từ những cảm xúc ấy, có lẽ tác giả Trương Gia Hòa muốn lưu giữ những điều quý giá đó cho con sau này.

Đọc tạp văn của tác giả Gia Hòa, những trang đầu tiên, chợt trong người len lỏi cảm xúc của những ngày đầu đọc Nguyễn Ngọc Tư. Không phải văn của hai tác giả giống nhau, mà đó là cảm giác lạ khi được ăn một món ngon vô tình bắt gặp được. Những trang viết của Gia Hòa không cầu kỳ, cũng không mang nét “đặc trưng” vùng miền như Nguyễn Ngọc Tư, mà mang nét rất riêng của tác giả, đó là nét hồn nhiên đầy ngẫu hứng pha chút vui nhộn tự nhiên chủ nghĩa.

Chất liệu cuộc sống đi vào những trang viết của tác giả Gia Hòa nhẹ nhàng, từ những tình tiết rất nhỏ nhưng mang độ sâu và con mắt nhìn cuộc sống của một người trải nghiệm đúng nghĩa. Để từ đó, những “chuyện vụn” tưởng chừng ai cũng dễ bỏ qua lại trở thành cái nhìn thú vị như “mùi nhà mình”, chuyện chiếc rương vách gỗ, chuyện cái gối cái chăn hay như những câu chuyện tưởng vô thưởng vô phạt “Phụ nữ thì ngồi ở đâu”, chuyện dọn nhà,… đều mang cảm thức tươi mới.

Thử đọc những dòng này nhé “Con vẫn cứ mấy cái khăn cũ mà dùng. Mẹ hỏi sao con không xài khăn mới nữa, con trả lời như không: con không thích lắm, vì nó không có mùi nhà mình!”. Hay “Cả nhà mình ra ban công hóng gió, đắm hương. Rồi ba quay sang đố con mùi gì thơm nhất đời? Con tỉnh bơ: mùi mẹ!”. Câu chữ cứ thế tuôn ra, tự nhiên, viết như không viết, trong đó cũng đủ cả những yêu thương, dí dỏm, ý vị.

Với nhiều người, sau khi gấp trang sách lại sẽ nói: như thấy đâu đó hình bóng mình, hay nhớ vời vợi về những ngày xưa cũ, những người yêu thương, những kỉ niệm đong đầy. Còn với riêng mình, nó như cảm giác của hiện tại và một chút hy vọng trên con đường tương lại. Vì sao ư? Vì đọc để cảm và sống cho hôm nay, để ngày sau mình có được những phút giây viết cho con, kể cho con về những điều của cuộc sống hôm nay, của những điều mà tôi đã hoặc sẽ trải qua như tác giả bây giờ.

Trần Lâm

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: