Khi tình mẫu tử bị đối chất, sự hy sinh bị nghi ngờ thì đâu là trái tim người mẹ?

Tiểu thuyết Room – Căn Phòng Khóa đã được dịch ra hơn 35 ngôn ngữ, được tạp chí The New York Times  đánh giá là một trong 6 quyển tiểu thuyết đáng đọc nhất trong năm 2010 và Washington Post đưa vào Top 10 tiểu thuyết đáng đọc nhất thế giới.

0

Một ngày nào đó đẹp trời, sau khi sinh ra đứa con của mình, nuôi dưỡng nó từng ngày thì bạn bị lôi ra một cuộc đối chất về chính tình yêu thương, sự hy hinh bao năm qua. Lúc ấy bạn sẽ như thế nào?

Joy – người mẹ bị giam cầm 7 năm trong căn phòng khóa, trải qua những cuộc cưỡng hiếp, một nô lệ tình dục để rồi đẻ ra cậu bé Jack. Cuộc sống tưởng chừng như bế tắc, không lối thoát. Nhưng rồi để “đào thoát” cho cả hai mẹ con, Joy đã lên kế hoạch mà nhân tố chính quyết định thành bại chính là cậu con trai 5 tuổi – Jack.

  • “Tất cả những gì tôi làm chỉ là đã tồn tại được, và tôi đã làm khá tốt việc nuôi dạy Jack. Tôi nghĩ là đủ tốt.”

Nhưng thật ra, 7 năm sống trong chốn như ngục tù lại chưa chắc bằng những phút giây ngắn ngủi khi cô quyết định tham gia vào một buổi nói chuyện trên sóng truyền hình sau khi cùng con trai đào thoát ra ngoài. Những câu hỏi xoáy thẳng vào cảm xúc, và cô – một người mẹ với những câu trả lời đầy bản năng – như lẽ nó vốn thế. Theo tôi, những đoạn đối thoại ấy lại như là những khoảng trống nghẹt thở nhất.

Tieu thuyet can phong khoa cua Emma Donoghue

Tieu thuyet can phong khoa cua Emma Donoghue

Tieu thuyet can phong khoa cua Emma Donoghue

Tieu thuyet can phong khoa cua Emma Donoghue

Tieu thuyet can phong khoa cua Emma Donoghue

Tieu thuyet can phong khoa cua Emma Donoghue

Một người mẹ sống cùng đứa con trong một căn phòng ngột ngạt năm này qua năm khác, chỉ biết nhìn thế giới qua ô kính tầng gác mái và bầu bạn cùng những vật dụng hàng ngày. Vậy thì tại sao phải đòi hỏi bà mẹ ấy dạy con rằng thế giới bao la lắm, tươi đẹp lắm. Tôi nghĩ người mẹ ấy đã đúng khi tạo cho con mình cảm xúc thật và biết nhìn nhận cuộc sống ngay trước mắt. Đừng nói đến những thứ xa vời khi đứa trẻ còn quá nhỏ, bởi nó sẽ chẳng bao giờ hiểu đâu.

“Tôi nghĩ những gì trẻ con cần là sự hiện diện của người mẹ ngay bên cạnh.”

Hay như màn đối chất vì sao không tìm cách để đưa Jack ra ngoài ngay khi được sinh ra để nó được người khác nhận nuôi. Không, cô bảo vệ kịch liệt, tại sao phải thế, nó phải sống với mẹ, không đi đâu cả. Người mẹ ấy đã cực kỳ dũng cảm từ khi có quyết định giữ lấy đứa con. Có thể ban đầu là vì bản thân, vì sự cô đơn, vì niềm hy vọng, nhưng hẳn nhiên trên hết vẫn là sợi dây ràng buộc của tình mẫu tử 9 tháng 10 ngày. Và hẳn câu nói “Jack chẳng gợi lên trong tôi điều gì ngoài bản thân thằng bé”. Có bao nhiêu bà mạ, ông bố dám đối mặt với chính đứa con của mình như thế? Câu nói rất nhẹ nhàng, như một lẽ hẳn nhiên.

Câu chuyện ấy rồi cũng khép lại, 7 năm giam cầm, thanh xuân đã qua, tiếc nuối có, nhưng đó không phải là kết thúc mà đó là lúc bắt đầu một hành trình mới – Hành trình của mẹ và con trong một cuộc sống thực sự.

Gấp Căn Phòng Khóa lại, chợt nghĩ, nhiều người bảo, tình mẫu tử là vô hình, nhưng thật ra nó vẫn hiển hiện đấy, trong từng góc phòng, từng bồn rửa, gác mái, cửa, tủ áo…

Tieu thuyet can phong khoa cua Emma Donoghue

Chẳng thế mà, Tiểu thuyết Room – Căn Phòng Khóa đã được dịch ra hơn 35 ngôn ngữ, được tạp chí The New York Times  đánh giá là một trong 6 quyển tiểu thuyết đáng đọc nhất trong năm 2010 và Washington Post đưa vào Top 10 tiểu thuyết đáng đọc nhất thế giới.

Trần Lâm/Bloglamcha

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: