Chiến lược truyền thông thất bại và bài học thứ 1?

0

Thử đặt mình vào vai trò “chuột bạch” và tự để mình vào thế khó để được “thất bại” trong vụ án “chiếc áo” ở 2 bài trước, từ đó mình mới có cái nhìn đúng đắn và hợp lí hơn. Bởi đơn giản, người ta dễ rút kinh nghiệm từ những thất bại nhiều hơn là thành công.

Mục tiêu của chiến lược truyền thông này là làm cho nhiều người biết đến hình ảnh chiếc áo thông qua nhân vật “tôi”, nghĩa là mình đang muốn PR cho chiếc áo của mình. Tuy nhiên, nó đã không như mong muốn và bị dập tắt ngay từ lúc bắt đầu.

Có thể thấy thế này, lấy hình ảnh chiếc áo để chuẩn bị kể câu chuyện về bàn thân là rất hợp, hình ảnh này ổn. Nhưng mắc 3 sai lầm mấu chốt, đó là cách xây dựng nội dung, chọn kênh lan truyền  và cách thức lan truyền. Ở bài này mình sẽ viết về sai lầm thứ nhất, mình chia nhỏ ra để khi dọc khỏi bị “lười” (ngay cả với mình)

Chiến lược truyền thông thất bại, bài học thứ 1

Xây dựng nội dung:

–          Chọn sai nội dung: thay vì kể câu chuyện về chiếc áo mình lại sa đà vào làm “diễn giả” cho những lí thuyết truyền thông, điều này làm thu hẹp dần đối tượng lan truyền và dễ bị dập tắt ngay, thậm chí nó sai lệch hẳn nội dung làm nhiều người đã nhầm lẫn điều mình muốn nói. Điều này rất nghiêm trọng nếu nó là thông điệp của sản phẩm, cần tránh.

–          Câu chuyện không hấp dẫn: đáng ra bắt đầu vào mình phải tiếp tục kể câu chuyện về chiếc áo “gia truyền” 20 năm, sau đó tự tạo ra tình tiết, những kỉ niệm, hoàn cảnh với nó để thu hút người đọc hết tập này qua tập khác. Vì những câu chuyện mang tính cảm động, gia đình thường được chú ý và dễ gây được sự đồng cảm. Nhưng mình đã không triển khai theo hướng đó, đó là sai lầm.

–          Nội dung quá dài và lan man: nhiều người đã có thể like nhưng không hề đọc nội dung nó là gì, họ like vì mình chứ không vì câu chuyện mình kể. Và có lẽ sau đó họ cũng chẳng có nhu cầu đọc lại để làm gì. Vậy là nó cứ trôi tuột đi, bởi với độ dài loàng ngoằng thế lại đọc trên FB là rất bất tiện và dĩ nhiên “hoa cả mắt” mà cuối cùng cũng chẳng biết là mình đang nói gì???

–          Điều cuối cùng và cũng là quan trọng nhất: sai định hướng từ đầu. Ban đầu mình chỉ muốn mượn hình ảnh chiếc áo để dẫn dắt câu chuyện, nhưng sau đó mình lại muốn chiếc áo là nhân vật chính. Chính sự chuyển đổi này tạo nên sự lệch lạc thông điệp mình muốn thể hiện.

Xây dựng nội dung câu chuyện cũng giống như xây dựng nội dung cho một chiến dịch PR, mà những câu chuyện nhỏ là những bài PR. Cái này sẽ nói kĩ hơn ở 1 bài khác.

Bài viết xin dừng tại đây, mình sẽ viết 2 phần còn lại ở bài tiếp theo.

Trần Lâm

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: