20 cách tạo nội dung fanpage trong ngành sách

0

Ngành xuất bản sách là một ngành cũng tương đối chuyện biệt, không hẳn là khó nhưng cũng không hẳn là dễ. Tuy nhiên, nghành nào cũng vậy, vẫn có những “khoảng không” để người làm có khả năng vùng vẫy. Và bài viết này, chỉ với mục đích định ra 1 số hướng để sáng tạo nội dung cho các bạn nhân viên đang thực hiện công việc hàng ngày là làm nội dung fanpage và hay hỏi mình “Em phải làm sao? Tiếp theo phải làm gì? Thế này đã ổn chưa?”. Thay vì phải nhắc đi nhắc lại, mình làm 1 bài ra đây cho dễ theo dõi. 

Dĩ nhiên, trong bài viết này, mình chỉ đề cập đến việc định hướng tạo ra nội dung chứ không nhắc đến các hình thức nội dung, ví dụ như: làm video, infographic, ảnh quotes, ảnh gif… vì nó thuộc phạm trù mang tên “hình thức”.

xay-dung-noi-dung-page-sach-ngheviet

Không dài dòng nữa, mình đi vào ngay và luôn.

1. Tạo các trích dẫn hay trong sách

Đây là điều rất dễ làm và các fanpage ngôn tình, sách trẻ… đang làm rất tốt. Thậm chí chỉ cần những câu “sô – díp” trong quyển sách cũng kéo được lượng bạn đọc đặt mua hàng dài.

2. Ảnh về sách
Đây thuộc loại nội dung trực quan, có sẵn, có thể nhấn nhá, nhâm nhi, ỡm ờ từ giai đoạn chuẩn bị ra hay giai đoạn nhắc lại đều được.

3. Những thông tin thú vị/độc lạ liên quan đến sách

Ví như thư viện cổ nhất thế giới, quyển sách kì quặc nhất thế gian, ngôi nhà sách … sẽ tạo sự tò mò cho bạn đọc.

4. Thông tin trong ngành

Hôm nay có sự kiện sách này, mai có hội chợ kia… hẳn cũng mang lại sự quan tâm không nhỏ.

5. Thông tin theo xu hướng

Xã hội đang quan tâm đến các vụ xâm hại chẳng hạn, mà bạn có quyển sách gần liên quan hoặc liên quan thì cứ thế mà nhào nặn cho ra nội dung thôi. Bám sâu bám sát để nhồi (nhưng vừa phải thôi, chứ nhồi nhiều quá sẽ….nhão đấy). Ngày sách VN, ngày cảu cha, tháng về mẹ… thì nhắm vào đó mà bắn nội dung. Hay có 1 số dòng sách đặc trưng thì phải bám cho sát, ví như có sách về tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp này nọ thì đừng đợi đến khi tụi nó thi xong mới dội bom nguyên tử. Đọc tức chết đấy.

6. Mẹo về sách

Có thể là mẹo giữ sách không quăn, mẹo làm sach khô nhanh khi ướt, mẹo làm bookmark, mẹo làm giá sách…. Có mà cả tá nhỉ.

7. Tận dụng các đánh giá, bình luận của bạn đọc

Phần này rất thú vị, vì nó giúp bạn nảy ra rất nhiều ý tưởng. Cứ chăm đọc đánh giá, bình luận của độc giả rồi nếu chưa nghĩ ra gì hay ho thì tận dụng dùng luôn mấy đánh giá đó làm nội dung luôn. Rất trực quan sinh động.

8. Bài viết phù phiếm

À, ý là những bài viết dạng ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ đọc sách, hay sự thanh lịch của người đàn ông mê sách, những con thú cưng cũng thích đọc sách. Nó lấy lòng được nhiều lắm đấy.

9. Bài viết “dạy đời”

Tại sao bạn nên đọc sách? 9 cách giúp bạn đọc sách nhanh, 10 cách giúp bạn chọn được quyển sách ưng ý…. Cũng tương đối đầu tư không phải đùa đâu.

10. Tạo danh mục sách

Siêng thì hàng tháng, siêng nữa hàng tuần, siêng nữa thì… bỏ đi, đừng có ý định làm hàng ngày nhé.

11. Xây dựng chuyên mục Hỏi – đáp

Hỏi đáp về sách hoặc hỏi đáp về các vấn đề trong 1 quyển sách nào đó. Nên định thời gian cố định trong tuần.

12. Câu nói hay, danh ngôn

13. Livestream trò chuyện

Trò chuyện với tác giả, các buổi trao đổi theo chủ đề, hay với chính admin (nếu admin đẹp trai hoặc đẹp gái, nếu không được vậy thì cũng phải… xấu lạ để thu hút).

14. Cho quyển sách 1 đời sống thực

Quyển sách của bạn đang nằm ở giai đoạn nào: phôi thai, ra ràng hay đã từng bươn trải với đời rồi. Hãy dành những dòng viết ngọt ngào cho nó, theo từng giai đoạn và nhớ hãy cố gắng tìm cho nó những điểm khác biệt dù nhỏ nhất.

15. Thương hiệu và cuộc sống
Lâu lâu đá tí chút thương hiệu để người ta còn biết đến mình là ai. Hoặc cho thêm ít không khí của bạn đọc khi đến gian sách nhà mình cho xôm tụ. Hay thú vị không khi thấy 1 cô lao công, chú bảo vệ cầm quyển sách của “nhà mình” đọc chăm chú giữa ban trưa…

16. Game, game và game

Cứ game và tặng sách là ai nấy túm 5 tụm 3.

17. Hóng chuyện cùng thiên hạ

Tháng này có lễ lộc gì, tiệc tùng gì không cần ở VN mà tận ở nửa vòng trái đất mà liên quan cũng có thể cho vào nồi thông tin. Nhưng khéo nhé, không là thành nồi lẩu.

18. Mối liên hệ với tác giả

Tác giả có gì thú vị, họ đang post nội dung gì, họ đang đi diễn thuyết ở đâu, …

19. Bài viết cảm nhận sách của bạn đọc

Đi tìm bài nào hay xin phép bạn đọc rồi post thôi.

20. Đây là điều quan trọng nhất, bạn có thể bỏ hết 19 điều trên kia đi

Chăm lướt, đi qua từng nhà mà thấy nó làm cái gì hay ho thì “chộp” mang về xào nấu thành của mình. Chả phải suy tính nhiều cho mệt. Siêng nữa thì qua các trang nước ngoài mót về rồi làm sub, dịch, chèn nọ kia cho nó ra của mình. Nói chung cứ phát huy khả năng “chộp”. À, phải mở ngoặc cái vụ “chộp” này là không phải ăn cắp thành quả họ làm ra rồi cứ thế quăng lên nhà mình mà “chộp” cái ý tưởng của họ, cách thức họ làm… bởi bạn biết rằng: ý tưởng thật ra chỉ là việc sao chép của người khác để biến thành cái của mình một cách thông minh.

Còn nhiều lắm, ai nghĩ ra thêm bổ sung giúp. Viết trong lúc buồn ngủ nên tinh thần không minh mẫn lắm, câu từ, ý này ý nọ chắc còn lọ xọ lung tung. 

Trần Lâm

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: