Viết PR và “uy lực” của Copywriter

0

Đây là bài nối tiếp bài trước “Viết bài PR và 3 dạng thức cơ bản”. Bài viết này nêu ra một số thực tế của những người đứng sau “cánh gà”.

Như bài trước thì có 3 dạng thức cơ bản khi viết bài PR, nhưng thực tế ai là người làm nên những điều ấy?

Internet, báo chí phát triển, các công ty quảng cáo, truyền thông mọc lên như nấm đang dần dần kéo sát ranh giới giữa PR và quảng cáo sát vào và thậm chí hòa nhập vào nhau. Khi đó, liệu 3 dạng thức kia còn có tác dụng gì? Nó tạo ra sự mập mờ, thậm chí “thật thật giả giả” giữa bài quảng cáo với bài PR, hay bài testimonial.

Như trước ta biết, bài advertorial là bài viết quảng cáo , có trẻ tiền để được đăng và đăng trong mục quảng cáo hoặc ghi nguồn từ phía công ty, nên rất dễ dàng nhận ra. Tuy nhiên, điều nguy hiểm lại nằm ở 2 dạng tiếp theo là editorial và testimonial.

Sự thật là 2 dạng bài PR kiểu này cũng có 1 phần thật là từ nhà báo viết ra, nhưng dạng viết bài một cách khách quan như nó vốn có thường rất dễ đăng nhưng không theo ý muốn của nhãn hàng. Công tác PR vào cuộc, họ sử dụng mối quan hệ với bao chí để “nhờ vả” nêu những mặt tốt và chỉ nhắm vào những mặt tốt và “lờ” đi những mặt chưa hoàn hảo của sản phẩm. Vậy có nghĩa là sự khách quan đã bị xâm phạm. Thêm vấn đề nữa là, thậm chí họ sẽ nhờ nhà báo viết theo ý của họ và họ sẽ “book” bài trong chuyên mục cần thiết – nghĩa là họ chỉ mượn tên nhà báo còn bỏ tiền ra mua đất và mua bài viết.

Viết PR và uy lực của copywriter

Tuy nhiên, vẫn có một hình thức đơn giản hơn, có thể “điều hành” tất cả nội dung theo ý muốn, đó là copywriter. Những bài viết PR từ advertorial đến editorial hay testimonial, đều “1 tay” copywriter đảm trách. Copywriter sẽ là người lên kế hoạch cho những nội dung được chỉ đạo, họ sẽ làm công việc là nghiên cứu phong cách tờ báo, phong cách chuyên mục định đăng và viết bài PR theo chỉ thị. Bài viết PR khi ra đời chẳng lo có được đăng hay không vì họ cũng chi tiền để mua vị trí đăng, miễn nội dung sát với những gì họ muốn. Vậy là copywriter bỗng chốc có “uy lực” biết bao khi có thể viết đủ dạng bài, như một người viết quảng cáo có, như một nhà báo, như một khách hàng cũng có nốt. Và dĩ nhiên, khi đưa lên báo, họ sẽ có vài phần sửa chữa cho khỏi “lộ” xuồng xã quá, nhưng vẫn đi theo guồng định sẵn.

Đó là vấn đề tại sao ta thường thấy trong nhiều công ty, nhân viên PR thường phải kiêm luôn vai trò của 1 copywriter và ngược lại. Điều này rất lợi cho họ, rất lợi cho thương hiệu muốn PR, nhưng sẽ làm khách hàng hoang mang và có khi cảm thấy bị “lừa tình”. Đó là sự thật, và cũng là mặt trái của sự phát triển như vũ bão của internet. Cuối cùng, người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ và cần tìm hiểu kĩ những gì mình muốn mua để khỏi bị “dắt mũi”.

Nhưng đây không phải vấn đề cần bàn sâu, vì mỗi nghành mỗi nghề cũng có “cái lí cái tình” riêng, bài sau mình sẽ chia sẻ nên viết dạng nào trước, dạng nào sau trong quá trình thực hiện chiến dịch và cả phần lí do bào chữa cho vấn đề “thật thật giả giả” này.

Trần Lâm

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: