Oppo sẽ đi con đường nào chinh phục thị trường Việt Nam?

0

Oppo vào VN, thêm một hãng điện thoại vào tranh giành thị phần. Tự hỏi, tại sao ở VN mình lại có lắm hãng nhảy vào thế, ngoài các hãng lớn có uy tín thì các hãng của Trung Quốc cũng ồ ạt đổ bộ, rồi các hãng mang “mác” Việt cũng vẫn ra đời nhan nhản. Vậy họ sẽ làm gì để giành được thị phần?

  1. Giá cả: các hãng điện thoại của Trung Quốc vào Việt Nam và cả các hãng điện thoại mang mác Việt đều tham gia cuộc đua giành thị phần bằng mức giá. Một số hãng điện thoại TQ đang có ở Việt Nam như: Lenovo, Huawei, K-touch, Khphone…, các hãng giá rẻ VN có FPT, Viettel, Q-mobile và Mobiistar. Các hãng này thường “bám đuổi” sát nút các “ông lớn” về công nghệ, tính năng và sẵn sàng hạ giá thành thấp nhất có thể để tạo nên thế cạnh tranh. Tuy nhiên, 1 hãng hạ thì các hãng khác cũng hạ, nảy sinh cuộc đua giữa các hãng giá rẻ với nhau và lợi thế này rất dễ bị đảo ngược lại. Ví dụ như Oppo Find 5 có giá 10 triệu, thì Hkphone cũng có Revo Lead tương đương về sản phẩm với giá chỉ hơn 5 triệu, chỉ khác là sản phẩm của Hkphone chỉ có RAM 1G.
  2. Kiểu dáng: đa phần các hãng giá rẻ thường “nhái” về kiểu dáng các hãng điện thoại lớn, đây cũng là 1 trong những lí do để các hãng này hạ giá thành sản phẩm. Nhưng chính cái sự “nhái” đó cũng vừa lợi vừa hại. Lợi là nhiều người thích dùng hàng rẻ mà nhìn như thật, hại là 1 số bộ phận kì thị sẽ nhắm vào đó để “đánh”.
  3. Cạnh tranh: ngoài việc hạ mình nằm dưới những sản phẩm chính hãng, các sản phẩm tự cho mình là “giá rẻ” này cũng chịu áp lực từ những hãng lớn về giá, khi các hãng lớn này cũng đang tìm cách nhắm đến thị phần giá rẻ. Bên cạnh đó, các hãng giá rẻ của TQ cũng phải tự cạnh tranh với nhau, nhiều khi xảy ra sự phá giá và sự thật là đang làm cho giá điện thoại smartphone rất khó lường ở các hãng này. Do đó, các hãng này cũng tự lao vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt.
  4. Chất lượng: chất lượng các sản phẩm của các hãng TQ thường bị nghi ngờ. Vì có một sự thật là không nhiều những hãng TQ là chính hãng, nhiều khi cũng là hàng “nhái của nhái” nên càng làm lòng tin người dùng hạ thấp. Nên nếu muốn thật sự tồn tại lâu, các hãng TQ phải có thời gian khẳng định chất lượng của mình là thật.
  5. Bị đóng mác TQ và tâm lý người dùng: Các sản phẩm mang mác TQ thường gặp rào cản tâm lí của người dùng Việt là chuyện hiển nhiên, vì người Việt đọc, nhận thông tin và dùng quá nhiều sản phẩm không chất lượng từ TQ rồi. Đó là tâm lí tất yếu. Nên cứ nhìn vào hãng nào của TQ đều nghi ngờ. Tuy nhiên, nếu là hãng lớn, sản phẩm thật sự chất lượng thì các hãng phải “điều hướng được tâm lí người dùng”. Tôi từng học tập tại TQ, dùng các sản phẩm của TQ, ngay bên TQ cũng có những sản phẩm gọi là “hàng hiệu” và “hàng nhái” nên có cái nhìn khá khách quan về điều này. Vậy thì các hãng nếu muốn làm ăn thật phải vào cuộc để xây dựng được điều này làm thay đổi tâm lí người dùng.

Nói chung, sẽ có rất nhiều điều cần phải làm chứ không phải chỉ là 5 điều trên đây, nhưng nếu Oppo có chất lượng thật thì con đường của họ tại VN sẽ sáng sủa hơn.

Trần Lâm

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: