Tại sao cứ phải là sách…. self-help?

0

Hôm nay, vô tình lướt facebook thấy có 1 bài viết về sách self-help – quả thực mình đọc rất nhiều bài viết về chủ đề bàn luận về dạng sách này với khá nhiều ngôn từ như: sách self-help là một dạng ung thư, tại sao không nên đọc self-help, self-help sẽ giết chết bạn… Và thường là các bài viết về vấn đề này tương tác tranh luận lại rất cao mà thường ít thấy trong các mảng sách văn học, kinh doanh…

Ảnh: internet

Minh liền ra google tra “sách self-help là gì”. Mình tra không phải vì không biết mà muốn xem trên mạng người ta còn nói gì nữa. Và ở 1 số trang báo, trang tin có 1 số bài viết, trong đó chú ý các bài như này:
+ Thống kê cho thấy 99% những người đọc sách self-help thất bại: 3 lý do tại sao những người đọc sách self-help không thể thành công (Cafebiz)
+ Self-help Book – Sách Tự Lực và con dao hai lưỡi mà không phải ai cũng biết (Kenh14)
+ Người trẻ đang cuồng sách self-help (Tiền Phong)
+ Và 1 loạt các bài viết về danh sách các sách các sách self-help phải đọc…bla…bla… (để câu view ấy ^^)

Sau khi đọc xong mấy bài báo và đọc lại 1 số bài của các bạn viết về dạng sách này thì mình thấy có điểm chung: các bài viết đưa ra luận điểm đều lấy nội dung của 1 hoặc 1 vài quyển làm dẫn chứng (trong đó quyển Đắc nhân tâm “được” vinh danh nhiều nhất) và đồng thời mình cũng cảm thấy hơi giật mình là tất cả đều lấy những quyển sách làm trọng tâm mà quên đi vị trí của người đọc.

Với mình, vị trí người đọc mới quan trọng. Không chỉ dòng sách self-help mà ngay cả các dòng sách chuyên ngành cũng không có quyển sách nào đủ khả năng giúp bạn có thể “áp dụng” và chắc chắn thành công, bởi vì mỗi người đọc là một cá thể riêng, có khả năng lĩnh hội, áp dụng riêng. Không có quyển sách nào mà có thể đúng (hoặc gần đúng) với tất cả bạn đọc.

Mình làm marketing và có kinh doanh, nhưng với mình, mình vẫn tìm được những ý tưởng khi đọc các sách self-help: đó có thể là ý tưởng về nội dung, cách khai thác triển khai vấn đề, đó có thể là những bài học hoặc ý tưởng dự án đặc biệt…

Chắc nhiều bạn sẽ biết quyển Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới – nó cũng là dạng self-help, nhưng quả thực mình học và đang áp dụng khá nhiều điều trong đó cho vấn đề kinh doanh hiện tại. Khi sách đề cập vấn đề là A, thì quan trọng người tiếp nhận có biết cách để cho nó thành A phẩy, A phẩy phẩy… không?

Vấn đề đó nghĩa là bạn phải quan tâm thêm đến mục đích: bạn đọc sách để giải trí khi rảnh rỗi, đọc khi buồn, đọc khi vui, đọc để giết thời gian hay đọc để tìm ý tưởng cho công việc hay đơn giản là đọc để rèn luyện thói quen đọc sách… Có nhiều bạn sẽ nói: các sách self-help thường câu chuyện có cốt truyện na ná nhau, đọc vài dòng đã đoán biết cái kết… Cái này mình khẳng định là đúng. Bởi nếu mục đích bạn đọc để nắm câu chuyện nói về cái gì, ý nghĩa gì thì đúng là sẽ cảm thấy mau chán vì bạn đang đọc chỉ để gặm nhấm câu chữ. Đối với trường hợp này mình gợi ý là bạn thử tự thử thách chính mình bằng cách mỗi ngày tự kể lại 1 câu chuyện, 1 bài học từ sách self-help chỉ để giải trí (kiểu chuyên mục kể chuyện hàng đêm cho bé) bạn sẽ thấy cùng 1 vấn đề mà có nhiều câu chuyện để diễn giải lắm đó.

Mình nghĩ, không chỉ sách selp-help mà bất kì dòng sách nào cũng vậy: văn học, nghệ thuật, bán hàng, marketing,… sẽ tùy vào mục đích sử dụng, sở thích cũng như khả năng lĩnh hội, biến hóa và áp dụng của từng cá nhân. Nên, hãy đặt mình vào vị trí trung tâm khi đọc sách, lúc đó bạn sẽ hiểu về cuốn sách cũng như hiểu về mình hơn. Mỗi cuốn sách bạn đọc, dù hay dù dở (khách quan hoặc chủ quan) thì cũng sẽ cho bạn thêm bài học hoặc chẳng có bài học nào cả, mà chỉ là niềm vui khi đọc sách.

Chúc các bạn đọc sách vui!

Trần Lâm

Trần Lâm

Bài đã viết 187 .

Người chia sẻ tại Nghề Viết. Tư vấn chiến lược phát triển và xây dựng nội dung - Dịch vụ viết sách - Tư vấn xuất bản - Hợp tác phát hành sách. Vui lòng liên hệ: Email: ladintran@gmail.com - ĐT: 0903746399

Loading Facebook Comments ...

Trả lời

Vui lòng gõ bình luận
Vui lòng điền tên bạn ở đây

* Copy this password:

* Type or paste password here: